Một chiếc laptop Samsung NC10-14G 10.2 inch Blue Netbook, được mệnh danh tích hợp những malware nguy hiểm nhất từng phát triển, đang được bán đấu giá với số tiền khởi điểm lên đến 268.000 USD. 6 loại malware tích hợp trong chiếc laptop này đã gây thiệt hại đến 95 tỷ USD trên toàn thế giới.
Danh sách malware tích hợp trong chiếc laptop nguy hiểm nhất thế giới:
WannaCry: Xuất hiện vào tháng 5/2017, malware này là một loại ransomeware mã hoá dữ liệu của người dùng và yêu cầu họ phải trả bằng tiền Bitcoin để cứu. WannCry đã xâm nhập vào hơn 200.000 máy tính trên 150 quốc gia.
BlackEnergy: Xuất hiện từ 2007, BlackEnergy khởi đầu chỉ là tạo ra một con bot để thực hiện các đợt tấn công DDoS từ email spam. Tuy nhiên sau đó được "nâng cấp" thông qua việc tạo luôn file DLL trực tiếp trong thư mục hệ thống. Nạn nhân nổi tiêng nhất của BlackEnergy chính là Ukraina khi nó khiến mạng của nước này tê liệt vào tháng 12/2015.
ILOVEYOU: Lần đầu xuất hiện vào tháng 5/2000 và phát tán thông qua email với file đính kèm mang tên 'LOVE-LETTER-FOR-YOU.txt.vbs". Nếu nạn nhân mở file này thì malware sẽ tạo ra một đoạn mã thay thế ngẫu nhiên các file trong máy như hình ảnh, âm thanh, Ofice,...
Mydoom: Khởi đầu từ tháng 1/2004 và đến lúc này vẫn giữ kỷ lục malware phát tán từ email nhanh nhất từ trước đến nay. Con malware này chủ yếu phát tán từ thư rác trong hộp mail của máy tính bị nhiễm, nhưng được thông báo như là một lỗi gửi file.
Sobig: Lai giữa worm và trojan, Sobig bắt đầu tấn công máy tính từ 8/2003 thông qua đường email. Nó tự động vô hiệu hoá từ tháng 9/2003 và đến 2018 vẫn là worm máy tính có tốc độ phát tán nhanh thứ 2 trên thế giới. Thủ phạm phát tán vẫn chưa bị bắt.
DarkTequilla: Xuất hiện từ 2013, DarkTequilla chủ yếu tấn công máy tính ở Mỹ Latin. Mục tiêu của nó là trộm chứng nhận ngân hàng, dữ liệu tập đoàn và thông tin cá nhân chứa trong máy tính thông qua email phishing và USB bị nhiễm. Một điều đáng chú ý là con malware này có thể phát hiện được máy tính thật sự hay môi trường được kiểm soát của các nhà nghiên cứu.
Về cơ bản thì tại Mỹ thì việc bán malware tại Mỹ là bất hợp pháp, nhưng chủ nhân của chiếc laptop Samsung NC10-14G này lách luật và gọi nó là "nghệ thuật". Chiếc máy nhiễm malware này được gọi là The Persistence of Chaos (tạm hiểu là Sự Hỗn Loạn Duy Trì), phát triển bởi nghệ sĩ Guo O Dong và hãng bảo mật Deep Instinct vốn được biết đến với công nghệ AI bảo vệ máy tính khỏi malware thời gian thực. Trao đổi với Forbes, Guo O Dong cho biết anh tạo ra chiếc máy này với mục đích là "xem thế giới phản ứng thế nào cũng như đánh giá tầm ảnh hưởng của malware".
Mức giá khởi điểm của laptop The Persistence of Chaos là từ 268.000 USD và nếu muốn đấu giá thì bạn phải cam kết rằng chỉ sử dụng nó cho mục đích giáo dục và không phát tán malware chứa bên trong. Nếu hứng thú thì bạn có thể đấu giá tại: https://thepersistenceofchaos.com/